Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay

Posted on Sức Khỏe 634 lượt xem

Trẻ sơ sinh vốn có làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Khi làn da mịn màng ấy có những dấu hiệu của chàm sữa sẽ khiến bé rất khó chịu. Nếu không có kiến thức về bệnh lý này các bậc cha mẹ có thể áp dụng sai cách chữa trị cho con yêu. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết xin chia sẻ những mẹo điều trị chàm sữa ở trẻ hiệu quả mẹ không nên bỏ qua.

Chàm sữa là gì?

chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến

Chàm sữa là một dạng bệnh lý viêm da mãn tính còn gọi là lác sữa hay eczema. Căn bệnh ngoài da này thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phiền toái với bệnh chàm sữa ngay những năm tháng đầu đời là 20%. Như vậy, cứ trung bình 100 đứa trẻ được sinh ra thì có 20 đứa trẻ có thể mắc bệnh.

Bệnh lý da liễu khó chịu này có thể xuất hiện ở bất kỳ em bé nào khi hệ miễn dịch ở trẻ bị rối loạn. Mặc dù chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải bệnh lây lan, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất khó để điều trị dứt điểm và thường tái phát lại.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ

chàm sữa ở trẻ

Trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn

Chàm sữa nếu tái diễn nhiều lần có thể trở thành giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Mặc dù vẫn chưa xác định chắc chắn những nguyên nhân chính gây ra bệnh nhưng một số yếu tố sau có liên quan đến việc nhiễm bệnh:

 Trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng với các tác nhân gây dị ứng như: Thời tiết, bụi bẩn, nấm mốc, lông chó, mèo, mạt, ve, bọ chét… nếu môi trường sống của trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

 Gia đình trẻ có người có tiền sử mắc các bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng  da do thay đổi thời tiết… Đặc biệt bố mẹ mắc bệnh con sẽ có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn.

 Trẻ tiếp xúc với những chất gây kích ứng da như: Thuốc tẩy, bột giặt, xà bông tắm, dầu gội đầu, vải len, khói thuốc…

 Trẻ sơ sinh bị dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ. Khi mẹ ăn nhiều đồ hải sản tanh hay thực phẩm chứa nhiều đạm khi cho con bú cơ thể bé sẽ không thích ứng được và có thể gây ra dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ

nhận biết chàm sữa

Trẻ bị lác sữa có dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng

Trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh chàm sữa. Ở giai đoạn khởi phát da bé sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mụn nước nhỏ li ti, nếu gãi nhiều sẽ gây tróc da, đóng mày và tróc vảy. Khi chạm vào vùng da tổn thương sẽ có cảm giác khô ráp và nhiều vảy nhỏ.

Những triệu chứng này thường xuất hiện ở những vùng da đặc biệt trên cơ thể trẻ. Nhưng tập trung chủ yếu ở các vị trí như: mặt, hai bên má, cằm, cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, đầu gối và mắt cá chân… Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời thì những dấu hiệu này có thể lan ra tứ chi và khắp toàn thân bé. Ngoài ra, trẻ còn gặp các biểu hiện dị ứng của bệnh viêm mũi hay hen suyễn.

Các em bé giai đoạn sơ sinh thường rất ngoan, ăn và ngủ nhiều. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu của chàm sữa sẽ rất ngứa ngáy khiến trẻ trở nên khó ăn, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Do quá khó chịu trẻ chỉ biết cáu gắt, gào khóc và vặn mình. Nhiều trẻ sẽ bứt rứt, chà đầu, cọ mặt, cào cấu… khiến các mụn nước bị vỡ ra, chảy máu. Nếu cha mẹ không chăm sóc và vệ sinh cho bé cẩn thận sẽ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và để lại sẹo xấu.

Thông thường, đối với trường hợp nhẹ thì bệnh chàm sữa sẽ thuyên giảm dần khi trẻ lớn hơn và có thể tự khỏi. Nhưng nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh vẫn thường xuyên tái phát và tiến triển kéo dài thì nguy cơ trở thành chàm thể tạng là rất cao. Như vậy, nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến những biến chứng không hay.

Những giai đoạn phát triển của bệnh chàm sữa

Ở mỗi một giai đoạn phát triển của bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Căn cứ vào biểu hiện chính dưới đây, cha mẹ sẽ biết được tình trạng bệnh chàm sữa của trẻ và chữa trị đúng cách.

 Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên của bệnh khiến da tấy đỏ, vùng da tổn thương xuất hiện các mảng đỏ và bắt đầu ngứa. Những hạt nhỏ li ti màu trắng nổi trên bề mặt da tạo thành mụn nước.

 Giai đoạn 2: Da của trẻ sẽ đỏ nhiều hơn, các mụn li ti mọc dày, hợp lại thành mụn nước lớn, bên trong có chứa dịch trong. Khi trẻ gãi mụn nước sẽ vỡ, từ đó lan ra các vị trí xung quanh.

 Giai đoạn 3: Xuất hiện các vết trầy xước, chảy máu do mụn chảy nước, rất dễ gây bội nhiễm.

 Giai đoạn 4: Vùng da chàm sữa bị chảy máu đọng lại thành những vảy tiết dày, khi khô sẽ tự bong tạo thành một lớp da nhẵn bóng. Lớp da mới được tái tạo sẽ nhanh bị nứt và bong vảy kèm theo ngứa nhiều. Nếu không được điều trị bé sẽ bị đau và có thể để lại sẹo thâm.

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

chữa chàm sữa

Bệnh lý chàm sữa rất khó điều trị dứt điểm, chỉ cần thời tiết thay đổi hay gặp phải những tác nhân gây dị ứng cho cơ thể thì bệnh rất dễ tái phát. Do vậy, trẻ cần được chữa trị và chăm sóc hết sức cẩn thận. Việc điều trị đúng cách sẽ kéo dài thời gian lành bệnh, bình thường hóa làn da và hạn chế đến mức tối đa bệnh tái phát.

Làn da của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh còn non nớt và dễ mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc áp dụng những mẹo dân gian chưa được kiểm chứng hiệu quả. Rất nhiều trường hợp, trẻ phản ứng thuốc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khiến chàm lan rộng, nhiễm trùng, teo da, mất màu da, suy yếu tuyến thận…

Cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ và điều trị theo lời khuyên và chỉ dẫn của những người có chuyên môn. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc da cho bé tốt nhất và hỗ trợ đẩy lùi nhanh căn bệnh chàm sữa.

 Sử dụng tinh dầu từ hoa nhài

Tinh dầu từ hoa nhài là bài thuốc trị chàm sữa rất tốt

Tinh dầu từ hoa nhài là bài thuốc trị chàm sữa rất tốt

Ở các nước Đông Nam Á, loài hoa nhài màu trắng với hương thơm ngọt ngào được xem là một phương thuốc tự nhiên rất hữu hiệu. Không chỉ có tác dụng an thần, chống trầm cảm, hoa nhài còn là bài thuốc trị chàm sữa rất tốt. Những bông hoa nhài rửa sạch sẽ và chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Tinh dầu quý từ hoa nhài sẽ làm sạch mụn và mẩn ngứa đồng thời giữ ẩm làn da cho bé.

 Sử dụng kem giữ ẩm trị chàm sữa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại kem giữ ẩm da trị chàm sữa như: ceradan, physioge, cetaphil… Chỉ cần thoa nhẹ lên da bé sau khi tắm để giữ ẩm và làm dịu mát làn da, hạn chế ngứa và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, những loại thuốc bôi chứa thành phần corticosteroid thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên các mẹ không được tự ý mua về bôi cho bé.

 Sử dụng phương pháp đông y chữa chàm sữa

kem bôi da thuần mộc

Kem bôi da Thuần Mộc ngăn chặn tối ưu các dấu hiệu của chàm sữa

Các loại thuốc đông y thường hướng tới việc điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Việc sử dụng sản phẩm đông y để chữa chàm sữa cho trẻ cần sự kiên trì, nhưng hiệu quả rất cao và không gây tái phát. Kem bôi da Thuần Mộc được biết đến là phương pháp chữa chàm sữa cho trẻ tối ưu, an toàn không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.

Kem bôi da được chiết xuất 100% từ những dược liệu quý trong thiên nhiên như long não, hoàng bá, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thuyết thảo minh. Chỉ cần có những triệu chứng của chàm sữa hay viêm da dị ứng thì bất kỳ là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay cho con bú đều có thể sử dụng được.

 Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ

Trong quá trình điều trị chàm sữa, bên cạnh việc dùng thuốc mẹ nên chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé. Đảm bảo không gian sống của trẻ luôn gọn gàng, thoáng mát, tránh bụi bẩn. Sử dụng máy phun sương để giữ ẩm căn phòng của trẻ.

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, nhưng không được tắm quá lâu và tắm nước quá nóng. Cắt móng tay cho bé, tránh để bé cào xước da. Chọn cho trẻ những loại quần áo thoáng mát vải cotton thấm hút mồ hôi, tránh mặc đồ len sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu hơn. Đặc biệt, mẹ không được dùng các chất làm mềm vải, vì dễ gây kích ứng cho làn da đang bị tổn thương.

 Chế độ ăn uống hợp lý

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không may bị chàm sữa thì sữa mẹ được cho là nguồn dinh dưỡng tốt và an toàn nhất. Hơn nữa, sữa còn có đặc tính chữa bệnh tự nhiên, hàng ngày bôi một ít sữa mẹ vào vùng da bị chàm sữa, vết phát ban sẽ dần biến mất. Khi bé còn bú, mẹ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất ARA, giúp bé chống lại dị ứng.

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ bắt đầu ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng. Với trẻ bị chàm sữa, mẹ lưu ý trong khẩu phần ăn của trẻ tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như một số hải sản, trứng…

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

Để điều trị dứt điểm bệnh chàm sữa ở trẻ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng. Vì lúc này, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính nuôi dưỡng trẻ nên sẽ tác động đến sự phát triển của bệnh. Vì vậy, trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ cần kiêng những thực phẩm sau:

chàm sữa nên kiêng gì

Mẹ nên hạn chế những thực phẩm có chất tanh khi con bị chàm sữa

 Thực phẩm có chất tanh

Một số loài hải sản như tôm, cá, cua… mặc dù rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại được khuyên là không nên ăn nếu mẹ có con bị chàm sữa. Vì những thực phẩm này có khả năng kích thích tạo ra phản ứng miễn dịch cao hay nói cách khác là dễ gây dị ứng. Các phân tử protein trong thực phẩm có chất tanh trong sữa mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ địa nhạy cảm đang bị chàm sữa của bé.

Thực phẩm giàu chất béo

Những thực phẩm có nhiều dầu mỡ và cholesterol có trong nhóm thịt lợn, thịt gà mỡ, thịt vịt, ngan, ngỗng, trứng vịt lộn, trứng cút lộn, lòng đỏ trứng gà, các món ăn rán, chiên xù… cũng cần loại bỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ.

Bởi vì những thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ làm khởi phát bệnh chàm sữa ở trẻ. Vùng da tổn thương của bé sẽ lan rộng hơn, mọc thêm nhiều mụn nước, gây ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí, những nốt đỏ sắp khỏi khi gặp những thức ăn nhiều mỡ có thể tái phát và lâu khỏi hơn.

 Thực phẩm cay, nóng

Khi đang cho con bú mà bé không may bị chàm sữa thì bạn nên nói không với những thực phẩm cay, nóng. Một số gia vị như giấm, ớt có thể kích thích vị giác khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, những phản ứng bất lợi do đồ cay mang lại là rất lớn.

Ăn nhiều đồ cay, nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Chỉ một lượng nhỏ có thể làm cho sữa mẹ nóng hơn bình thường. Khi bé bú vào sẽ gây ngứa nhiều hơn, kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Vùng da chàm sữa sẽ lan rộng, sần sùi và nhiều nốt mẩn đỏ hơn khiến bé thấy khó chịu.

 Sản phẩm từ sữa bò và sữa đậu nành

Các sản phẩm từ sữa bò như sữa bò tươi nguyên chất, sữa thanh trùng, tiệt trùng, phô mai sữa bò, sữa chua… có ảnh hưởng không nhỏ đến chàm sữa ở trẻ. Vì trong sữa bò chứa thành phần các chất gây dị ứng không tốt với trẻ bị chàm sữa. Mẹ cũng nên loại bỏ sữa đậu nành ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Vì nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ cũng có thể dị ứng với protein có trong đậu nành.

 Trứng, đậu phộng

Mẹ nên kiêng các loại trứng gà, vịt, ngỗng, trứng chim cút… trong khẩu phần ăn khi con bị chàm sữa. Vì protein trong trứng sẽ kích thích hệ miễn dịch giải phóng ra histamin gây bệnh. Hơn nữa, để đảm bảo an toàn cho con, bạn cũng nên tránh những món ăn được chế biến từ đậu phộng. Bởi đây là thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng rất cao. Khi mà cơ địa trẻ đang nhạy cảm thì chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây ra những tác hại không mong muốn.

Cách phòng bệnh chàm sữa hiệu quả

Không có bậc cha mẹ nào lại không lo lắng khi bé yêu của mình mắc phải căn bệnh chàm sữa. Vì vậy, để trẻ phát triển hoàn toàn khỏe mạnh và không bị những bệnh lý da liễu làm phiền, bạn nên có những biện pháp phòng tránh cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý giúp bé phòng ngừa bệnh lý chàm sữa hiệu quả:

Chú ý các biện pháp phòng tránh để bệnh lý da liễu không làm phiền trẻ nhỏ

Chú ý các biện pháp phòng tránh để bệnh lý da liễu không làm phiền trẻ nhỏ

 Đảm bảo giữ môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và đủ độ ẩm cần thiết. Duy trì nhiệt độ trong căn phòng bé ổn định, tránh sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.

 Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, giặt giũ quần áo, chăn ga, rèm, thảm… thường xuyên.

 Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ lưu ý  không nên cho trẻ tắm lâu với nước quá nóng. Nên sử dụng nước ấm để trẻ đỡ ngứa ngáy, tránh nhiễm khuẩn da và gây bệnh. Lựa chọn sữa tắm, dầu gội đầu phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không được dùng chung với người lớn hay dùng xà phòng tắm có chất tẩy rửa, không tốt cho làn da vốn nhạy cảm của trẻ.

 Sắm cho trẻ những bộ quần áo vừa vặn, thoải mái bằng chất liệu cotton mềm, thấm hút mồ hôi tốt và tránh làm tổn thương da. Hạn chế quần áo bằng sợi tổng hợp, chất liệu len gây ngứa ngáy và bí tắc da bé.

 Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho trẻ nhỏ. Tốt nhất mẹ nên cố gắng duy trì cho con bú lâu nhất có thể. Vì sữa là nguồn dưỡng chất an toàn nhất với bé. Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm nên hạn chế những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ để thử phản ứng trước xem có phù hợp với khẩu vị không.

 Tránh cho bé tiếp xúc với những vật nuôi như chó, mèo… vì lông của thú cưng này cũng có thể gây dị ứng với làn da của các bé. Ở giai đoạn trẻ còn non nớt, sức đề kháng kém thì cách tốt nhất là hạn chế tối đa các tác nhân dễ gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.

Để căn bệnh chàm sữa không còn là nỗi lo của các bậc cha mẹ thì chúng ta phải biết cách chăm sóc và bảo vệ trẻ đúng cách nhất. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái nhất trong hành trình nuôi dưỡng con nhỏ, đừng để những bệnh lý da liễu khó chịu ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Cường Anh Authentic

Sứ mệnh của Cường Anh Authentic là mang tới vóc dáng cân đối cho bất cứ ai mong muốn sở hữu thân hình hoàn hảo. Hãy cùng chúng tôi mang sản phẩm Trà tăng cân/giảm cân tới nhiều khách hàng hơn nữa để họ cũng có thể có được thân hình chuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *